Giờ làm việc: Từ thứ 2 - CN : 8:00 - 18:00 Hotline: 0876656789
Menu

[Kiến Thức] Phân biệt so sánh ưu nhược điểm đá tự nhiên và đá nhân tạo

Phân biệt so sánh ưu nhược điểm đá tự nhiên và đá nhân tạo giúp chúng ta tổng hợp và có thêm nhiều kiến thức khi áp dụng vào các công trình thực tế. Kĩ năng thiết kế và hoàn thiện bản vẽ sao cho chi tiết và ứng dụng đúng chỗ về các loại đá cũng là một trong những đặc điểm tạo nên một nhà thiết kế giỏi.


1. Đá tự nhiên


Khái niệm Đá tự nhiên được hiểu là loại vật chất được có cấu thành từ các khoáng vật tự nhiên được hình thành theo nhiều cách khác nhau trong quá hình thành và tồn tại của trái đất.
Đá tự nhiên được con người khai thác và chế tác thành các hình thù kích thước cụ thể theo tính chất và mục đích sử dụng

Đá tự nhiên marbleĐá tự nhiên Marble 

Về mặt khoa học, có nhiều cách phân loại các loại đá tự nhiên, nhưng nhìn chung khi xem xét ở khía cạnh vật liệu xây dựng thì cách phân loại dựa vào quá trình hình thành và nguồn gốc thường được sử dụng, vì đó Phelim & House đánh giá đây là các yếu tố cơ bản quyết định các tính chất cơ lý của đá. Theo phương pháp này đá tự nhiên được chia làm 3 nhóm chính:

 

  • Đá macma (đá dung nham)
  • Đá trầm tích
  • Đá biến chất


đá vôiĐá vôi Travertine

Căn cứ vào thành phần hóa học và cấu tạo của các khoáng vật tạo thành, đá tự nhiên còn được chia thành các loại chi tiết hơn, và dưới đây là các loại đá tự nhiên thường gặp và sử dụng trong cuộc sống của con người ở góc độ vật liệu xây dựng hoặc các sản phẩm trang trí:

  • Đá macma (đá dung nham)
  • Đá hoa cương (Granite)
  • Đá Bazan
  • Đá trầm tích
  • Đá vôi (Limestone)
  • Đá Dolomite
  • Đá cát kết (Sandstone)
  • Đá Onyx
  • Đá Travertine
  • Đá biến chất
  • Đá cẩm thạch, hay đá hoa (Marble)
  • Đá ngói (Slate)
  • Đá thạch anh tự nhiên (Quartzite)
  • Đá Serpentine (loại này thường chỉ dùng trong đồ thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam)
  • Đá Soapstone (thường không được sử dụng trong ốp lát ở Việt Nam)


Thuật ngữ về các loại đá được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày là sự pha trộn giữa các thuật ngữ được định nghĩa ở góc độ khoa học và thương mại nên đôi khi sẽ gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu. Ở góc độ địa chất học, nó nghiên cứu sự hình thành và lịch sử của trái đất. Còn về mặt thạch học, nó nghiên cứu các loại đá và các khoáng vật tạo đá. Các nhà khoa học địa chất và thạch học đã định nghĩa và phân loại ra thành trăm loại đá dựa trên thành phần hóa học, cấu tạo và cách mà nó hình thành.

Tuy nhiên trong thực tế, quá phức tạp và không thực sự cần thiết để sử dụng chính xác các thuật ngữ khoa họa, thay vì như vậy nhìn ở góc độ thương mại, các loại đá thường được mô tả dựa trên tính địa phương và màu sắc, đặc điểm chính của nó.

Đá tự nhiên ốp ngoài trờiĐá tự nhiên ốp ngoài trời


Một ví dụ điển hình trong thực tế là các loại đá vôi (limestone) có độ đặc chắc cao hoặc biến chất một phần mà có thể mài bóng với độ bóng tốt như đá marble thì thường được gọi là đá marble. Hoặc là các loại đá núi lửa như: gabbro, sodalite, andesite, gneiss (đọc là nai)… thường được xếp vào loại đá granite thì độ cứng cao và nhìn bề ngoài có cấu tạo dạng hạt tinh thể.

Cụ thể, đá Crema Marfil từ Tây Ban Nha, một loại đá được xem là phổ biến nhất trên thế giới thường được xem là đá marble, nhưng thực chất nó là 1 loại đá vôi có độ đặc chắc cao.

Cũng như vậy các loại đá của Ấn Độ mà ta thường gặp: Paradisso thực chất là đá gneiss (1 loại đá biến chất) hay Absolute Black là gabbro (1 loại đá magma khác với granite) chứ không phải là đá granite.

Xuất phát từ thực tế đó, 1 câu hỏi thường xuyên được đặt ra từ những người chưa nhiều kinh nghiệm hoặc không có chuyên môn về vật liệu thì làm sao để biết được 1 loại đá trên thị trường thuộc loại nào? Và nó sẽ ảnh hưởng gì đến việc sử dụng hay thương mại?

Thi công đá tự nhiên marbleThi công đá tự nhiên Marble

Nếu muốn biết loại đá đó thuộc loại nào về mặt khoa học thì chắc chắn không thể dựa vào cảm quan hoặc một vài phép thử đơn giản được mà cần phải làm các phân tích thành phần hóa học, cấu tạo của vật liệu. Việc này chỉ thực hiện được ở các phòng thí nghiệm chuyên ngành và tốn kém chi phí cũng như thời gian để có kết quả. Và khi nói về các loại đá này ta cần hiểu rằng đang nói về nó ở góc độ nào để tránh những tranh luận không cần thiết.

Và kết quả có thực sự quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng cũng như thương mại? Về mặt sử dụng, thực sự là không, bởi vì bằng một số phép thử đơn giản cũng như kinh nghiệm sử dụng cho thấy chúng ta có thể biết được tính chất của nó và sẽ quyết định có nên dùng hay không. Tuy nhiên nhìn ở góc độ quản lý nhà nước về các tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu thì nó ảnh hưởng khá nhiều (đặc biệt ở Việt Nam).

Đá tự nhiênĐá tự nhiên Mont blanc

Vì thực tế là trong thương mại, rất nhiều loại đá thuộc nhóm đá không phải marble (thường là đá vôi hoặc các dẫn xuất của nó) có hoa văn như đá marble: hoă văn đẹp, phong phú và biến đổi, được đánh bóng tốt, độ cứng không như đá granite (nên không xếp vào đá granite),… thì đều xếp vào loại marble và được khai báo với cơ quan quản lý nhà nước là đá marble (mã khai báo nhập khẩu HS: 6802.91). Tuy nhiên theo các tiêu chuẩn thí nghiệm của đá marble, cụ thể là TCVN 4732-2016 (chủ yếu tham khảo từ hệ tiêu chuẩn ASTM của Mỹ: C503 cho đá marble và C615 cho đá granite) thì các chỉ tiêu về độ hút nước hầu như đều không đạt và đôi khi là chỉ tiêu khối lượng thể tích.

Tên chỉ tiêu

Mức

 

Nhóm đá marble

Nhóm đá vôi

Nhóm khác

 

I

II

I

II

III

Travertine

Độ hút nước, max

0.2

3

7.5

12

2.5

Khối lượng thể tích, min

2.60

2.80

2.56

2.16

1.76

2.3

 

 

 

 

 

 

 

Một số chỉ tiêu cơ lý theo TCVN 4732-2016
Bảng so sánh trên cho thấy:

Nếu bản chất là đá vôi thì độ hút nước có thể lên đến 3% (hoặc cao hơn), nên nếu lấy theo tiêu chuẩn của đá marble thì tiêu chí này sẽ không đạt. Thực tế cho thấy các loại đá đang được gọi là marble trên thị trường gặp phải trường hợp này khá nhiều.

Tương tự như vậy đối với tiêu chí khối lượng thể tích.
So với TCVN 4732-2007 thì bản cập nhật năm 2016 đã tách riêng nhóm đá Travertine thành một nhóm khác nhóm đá vôi và có tiêu chí cho nhóm này, tuy nhiên để đáp ứng được tiêu chí này thì phải là các loại đá Travertine tương đối đặc chắc, độ rỗng thấp. Nhưng thực tế thì tỉ lệ các loại đá Travertine đang được lưu thông trên thị trường đáp ứng được các tiêu chí này là tương đối thấp (chưa có con số nghiên cứu cụ thể).

Có thể kể ra các loại đạt: Travertine của Ý với các tên thương mại như Navona, Roman, Silver Travertine

Nhưng cũng có rất nhiều loại có thể không đạt như: một số loại Travertine màu vàng kem có nguồn gốc từ Thổ Nhỹ Kỳ, Iran hoặc Mexico có độ rỗng cao, thường sẽ không đạt các chỉ tiêu này (vẫn có những loại đạt nhưng tỉ lệ ít).

Ốp đá tự nhiên cao cấpĐá tự nhiên ốp ngoài trời


Các loại đá không phải là marble nhưng thường được gọi là marble trên thị trường:
Crema Marfil (xuất xứ Tây Ban Nha): đá vôi
Vân gỗ trắng, xám (xuất xứ Trung Quốc): đá vôi
Volakas (xuất xứ Hy Lạp): đá vôi
Các đá marble phổ biến trên thị trường nhưng có thể không đạt các tiêu chí độ hút nước:
Black and Gold (xuất xứ Pakistan)
Dark Emperador (xuất xứ Tây Ban Nha)
Rosso Alicante (xuất xứ Tây Ban Nha)

 

Đá Granite (đá hoa cương)
​​​​​Đá Bazan
Đá Limestone (đá vôi)
Đá Dolomite
Đá Onyx (đá xuyên sáng)
Đá Sandstone (đá cát kết)
Đá Travertine
Đá Marble (đá hoa hay đá cẩm thạch)
Đá Slate (đá phiến)
Đá Quartzite (đá thạch anh tự nhiên)
Đá Serpentite
Đá Soapstone (đá xà phòng)


2. Đá nhân tạo (Man-Made Stone)


Thuật ngữ đá nhân tạo (Man-made stone) được hiểu là các loại đá do con người tạo ra từ bột đá tự nhiên được nghiền nhỏ, mô phỏng hoặc bắt chước các tính chất ưu việt của đá tự nhiên.

Thành phần cơ bản của đá nhân tạo gồm 3 loại nhóm vật liệu:
Cốt liệu (aggregates hay filler): là thành phần chủ yếu tạo nên đá nhân tạo, thường là đá tự nhiên nghiền nhỏ hoặc rất nhỏ ở dạng bột đá

mẫu đá nhân tạo cao cấpMẫu đá nhân tạo cao cấp (nguồn ảnh Superior Stone Solutions)

Chất kết dính (binder): phổ biến nhất là các loại keo gốc nhựa hoặc gốc xi măng (nguồn gốc vô cơ)
Chất tạo màu (Color pigment): là các oxit sắt, thường chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ

Theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã có rất nhiều phương pháp để tạo ra đá nhân tạo với các mục đích và ứng dụng khác nhau, các loại phổ biến trên thị trường hiện nay:

  • Đá nhân tạo gốc thạch anh (Quartz)
  • Đá marble nhân tạo (Artificial Marble)
  • Solid Surface
  • Sintered Stone


Các loại đá nhân tạo sử dụng keo (resin) làm chất kết dính được gọi là Engineered Stone (hay Agglomerate Stone). Sintered Stone không thuộc nhóm này.
Một số loại đá nhân tạo khác nhưng do tính chất không phổ biến trên thị trường nên không được đề cập đến trong tài liệu này: Cast Stone (đá đúc), Cultured Stone…

2.1 Đá nhân tạo gốc thạch anh (Quartz)

Thành phần chủ yếu là khoáng đá thạch anh tự nhiên (có thể thêm bột thủy tinh) dưới dạng bột hoặc hạt cát, thường chiếm khoảng 90-93% về khối lượng (khoảng 66% về thể tích), tỉ lệ này có thể thay đổi đối với các nhà sản xuất khác nhau

Keo gốc nhựa, thường chiếm khoảng 7% khối lượng (34% về thể tích). Thường là keo Epoxy hoặc Polyester
Chất tạo màu và phụ gia, chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Mặt bếp đá thạch anhMặt bếp dùng đá thạch anh

Phương pháp sản xuất:


Nguyên vật liệu đầu vào được phối trộn riêng rẽ, sau đó được trộn cùng với keo
Hỗn hợp vật liệu sau khi phối trộn được đổ vào khuôn dạng tấm
Sau đó vật liệu được đưa vào máy rung ép áp suất cao, quá trình này giúp hỗn hợp vật liệu đóng rắn
Tấm sau khi ép được đưa vào buồng sấy làm quá trình đóng rắn hoàn tất
Đá tấm từ các công đoạn trên được đưa vào dây chuyền đánh bóng bề mặt và cắt thành kích thước tiêu chuẩn để ra tấm thành phẩm
Đối với các loại đá Quartz có hoa văn mô phỏng đá marble tự nhiên thì công đoạn tạo hoa văn được làm thủ công bằng khuôn, do đó có mức độ sai khác nhất định giữa tấm khác nhau phụ thuộc vào kỹ năng của người thợ.

2.2 Đá Marble nhân tạo (Artificial Marble)

Thành phần tương tự như đá Quartz nhân tạo nhưng thay vì cốt liệu là bột đá vôi, cát nghiền, bột thủy tinh.

Keo kết dính thường sử dụng keo UPR (Unsaturated Polyester Resin)
Các chất tạo màu vô cơ và có thể thêm các phụ gia khác
Phương pháp sản xuất về cơ bản được phân thành 2 loại:
Ban đầu bột đá được đúc thành từng khối như đá tự nhiên được khai thác ra (block), sau đó mới xẻ ra thành từng tấm
Hoặc bột đá được cho vào khuôn để sản xuất ra thành từng tấm (slab) có độ dày nhất định.
Dù được sản xuất theo phương pháp nào thì về cơ bản cũng trải qua các bước như sau:
Nguyên vật liệu đầu vào được phối trộn riêng rẽ, sau đó được trộn cùng với keo
Hỗn hợp vật liệu sau khi phối trộn được đổ vào khuôn dạng khối hoặc tấm, tùy theo phương pháp sản xuất.

Đá marble nhân tạoĐá Marble nhân tạo ứng dụng trong nội thất (nguồn ảnh Pinterest)

Sau đó vật liệu được đưa vào máy ép áp suất cao, quá trình này giúp hỗn hợp vật liệu đóng rắn
Khối vật liệu sau đó được chuyển vào bãi chứa hoặc kho chứa với thời gian nhất định để đóng rắn hoàn toàn

Đối với đá khối sẽ được xẻ ra thành từng tấm với độ dày mong muốn (như xẻ đá khối marble tự nhiên)
Đá tấm từ các công đoạn trên được đưa vào dây chuyền đánh bóng bề mặt để ra tấm thành phẩm
Do cốt liệu cơ bản là từ đá vôi nên đá marble nhân tạo có độ cứng tương đương như đá marble, và do thành phần có keo nên marble nhân tạo không bền với nhiệt và tia UV, tuy nhiên độ hút nước thấp hơn so với đá marble tự nhiên.

Ứng dụng:
Đá marble nhân tạo có thể ứng dụng trong các hạng mục bàn lavabo, các mặt bàn ít tiếp xúc với nhiệt hoặc các đồ vật cứng như bàn trà, kệ, đôn…
Ốp tường trang trí trong nhà
Đá marble không nên sử dụng các hạng mục ngoài trời, hoặc làm mặt bàn bếp, lát sàn trong nhà khu vực công cộng

2.3 Đá nhân tạo Solid Surface

Solid Surface là 1 loại đá nhân tạo do hãng DuPont phát minh ra đầu tiên vào năm 1964 và sau này trở nên phổ biến trên toàn thế giới vì những tính năng ưu việt của nó: không mối nối, có thể uốn cong, không thấm, an toàn tiếp xúc với thực phẩm.

Thành phần của Solid Surface bao gồm (tỉ lệ chỉ mang tính tham khảo, vì mỗi hãng sản xuất khác nhau có công thức riêng của mình):

Đá nhân tạo Solid SurfaceĐá nhân tạo Solid Surface 
Đá nhân tạo SolidĐá nhân tạo Solid ứng dụng cho bàn bếp (nguồn ảnh Pinterest)

Cốt liệu: thường là ATH (Aluminum Tryhdrate), 1 loại khoáng tự nhiên giống như bột đá, được dẫn xuất từ Bauxite nhôm (dùng để chiết xuất lấy nhôm), chiếm ~55-66% (thể tích)
Chất kết dính: thường là keo Acrylic (Polymethyl Methacrylate - PMMA) hoặc Polyester, chiếm ~34-45%

Chất tạo màu và phụ gia: chiếm ~4%
Tùy theo mục đích về thẩm mỹ mà các hãng có thể cho thêm các thành phần khác như hạt đá hoặc thủy tinh để tạo ra các hiệu ứng và bề mặt theo nhu cầu.

Kích thước và độ dày:

Solid Surface thường được sản xuất thành dạng tấm có độ dày 12 mm, ngoài ra có thể có các độ dày khác như 6mm, 9mm hay 19mm tùy theo nhu cầu cụ thể. Kích thước tấm tiêu chuẩn: 760x3650 mm
Các sản phẩm được đúc sẵn bằng Solid Surface ngày cũng trở nên phổ biến với nhiều mẫu mã phong phú và phức tạp như: chậu rửa, lavabo, bồn tắm,…

Sự khác nhau giữa Solid Surface dùng keo Polyester và Acrylic

Polyester:

- Ưu điểm:
Chi phí thấp
Độ bóng cao
Đa dạng về màu sắc
- Nhược điểm:
Khó xử lý đẹp mối ghép (để nhìn không thấy mối nối)
Giòn, dễ gãy hơn trong quá trình sản xuất, vận chuyển

Acrylic:

- Ưu điểm:
Bền hơn
Dễ gia công tạo hình với các hình khối phức tạp, đặc biệt đối với các loại cần gia công nhiệt
Xử lý mối nối đẹp hơn (nhìn khó thấy vết ghép)
Bền màu hơn với hóa chất và tia UV

- Nhược điểm:
Chi phí sản xuất cao
Độ bóng thấp hơn

Ngày nay, do các đặc tính ưu việt của Acrylic nên nó dần chiếm tỉ lệ áp đảo lên tới 80% các loại sản phẩm trên thị trường, và nhiều hãng đang sử dụng Polyester cũng đang có kế hoạch chuyển đổi sang sử dụng Acrylic.

Modified Acrylic:

Để giảm chi phí sản xuất, người ta có thể trộn thêm keo Polyester (Unsaturated Polyester - UPR) cùng với keo Acrylic. Chi phí sản xuất nhờ vậy mà có thể giảm được từ 40-50%.
Ngoài ra đối với nhiều hãng sản xuất giá rẻ (thường từ Trung Quốc), có thể trộn thêm bột đá vôi thay vì khoáng nhôm với 1 tỉ lệ nhất định có thể lên đến 50% để giảm giá thành, điều này làm cho sản phẩm không còn độ cứng, độ bền và khả năng chống thấm như đặc tính ban đầu của nó.

Quy trình thi công đá nhân tạoQuy trình thi công đá nhân tạo

Quy trình sản xuất cơ bản gồm các bước như sau:

Bột đá từ khoáng nhôm được trộn cùng với keo và chất tạo màu
Hỗn hợp được rót vào khuôn sau đó rồi được sấy tới nhiệt độ từ 60~100o C
Vật liệu sau khi sấy được cắt thành từng tấm
Các tấm này sẽ tiếp tục được chuyển sang khâu mài bề mặt để tạo ra tấm thành phẩm
Các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường: Corian, Montelli của DuPont, Lotte Staron (trước đây thuộc Samsung), Avonite, LG Hi-MACS, Hanex, Krion, Tristone

2.4 Đá nung kết Sintered Stone

Các thuật ngữ khác để chỉ loại vật liệu tương tự này: Ultracompact Surface, Pyrolithic Stone.

Thành phần cấu tạo:
Fenspat (feldspar): là khoáng đá granite hay thạch anh tự nhiên mang lại độ cứng và chịu lực chính cho vật liệu. Thường được dùng để sản xuất gốm sứ và thiết bị vệ sinh. Nó được tạo thành khi khi macma kết tinh. Độ cứng Mohs từ 6 – 6.5

Thủy tinh: mang lại khả năng trơ đối với hóa chất
Đất sét là chất kết dính vật liệu thành 1 khối đặc chắc
Chất tạo màu mang lại các hiệu ứng thẩm mỹ cho vật liệu
Quy trình sản xuất (Sintering Process):
Nguyên liệu trước khi sản xuất được kiểm tra chất lượng và độ phù hợp. Các loại nguyên liệu khác nhau được chứa đựng 1 cách tách biệt để tránh bị xâm nhập chéo

đá nung kết cao cấpĐá nhân tạo nung kết cao cấp

Các loại vật liệu được vận chuyển bằng băng chuyền qua các phễu hoặc hệ thống làm sạch phức tạp.

Các nguyên liệu được phối trộn với nhau theo công thức nhất định và được kiểm soát chính xác và nghiêm ngặt
Nguyên liệu sau phối trộn được đưa vào khuôn và qua hệ thống rung ép với áp suất rất lớn, có thể lên đến 400 bar

Slab đá khổ lớnSlab đá khổ lớn

Sau đó nguyên liệu được chuyển sang quá trình nung với hệ thống kiểm soát nhiệt độ phức tạp với nhiệt độ lên đến 1200o C, trong khoảng thời gian ~2 giờ đồng hồ (quá trình nung tới trước điểm tới hạn nóng chảy của vật liệu, để không làm biến dạng hình thù vật liệu)
Vật liệu sau khi nung (đã được làm nguội) sẽ được xử lý bề mặt tạo hiệu quả thẩm mỹ theo ý muốn
Sản phẩm sau đó được kiểm tra phân loại và đóng gói
Quá trình nung kết mô phỏng lại sự hình thành tự nhiên của đá núi lửa, được thúc đẩy 1 cách nhanh hơn bởi con người.
Nhiệt độ và áp suất cao sẽ loại bỏ được các lỗ rỗng giữa các phần tử cũng như tạo ra liên kết mới thành 1 khối đặc chắc.
Chất lượng của vật liệu thô đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

2.5 Neolith

NEOLITH là loại đá nung kết ra đời từ năm 2009 đi tiên phong trong việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới, tạo ra các mẫu mã rất phong phú, đa dạng với phạm vi ứng dụng rộng rãi, từ ốp lát trong nhà cũng như ngoài trời, cho đến làm các mặt bàn bếp, bàn quầy hay là các bề mặt trang trí như cánh tủ, cửa…
Tiền thân những người sáng lập NEOLITH hoạt động trong lĩnh vực đá tự nhiên lâu năm, dày dạn kinh nghiệm, đã mang các đặc tính ưu việt của đá tự nhiên kết hợp với công nghệ để khắc phục những điểm yếu của đá tự nhiên để cho ra đời NEOLITH.

Đá neolith nhập Tây Ban NhaChất liệu đá Neolith nhập khẩu Tây Ban Nha

Do nguyên liệu đầu vào là một yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến sự ổn định của chất lượng sản phẩm, NEOLITH đã đầu tư nhà máy tự sản xuất, nghiền bột đá để kiểm soát tốt hơn chất lượng đầu vào của sản phẩm. Không như nhiều hãng khác vẫn đang phụ thuộc vào chất lượng của các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào từ các nơi trên thế giới.

Công nghệ in NAP (Neolith Airless Pistol) tạo ra bề mặt rất mềm mượt khi chạm vào

Công nghệ NDD (Neolith Digital Design) do NEOLITH tự phát triển là 1 sự cách mạng đem lại nhiều khả năng sáng tạo đã giúp các sản phẩm của NEOLITH giàu chi tiết, hình ảnh trung thực, sắc nét

Đá nung kết thương hiệu NeolithĐá nung kết thương hiệu Neolith


Với sự phát triển nhanh chóng về kỹ thuật và công nghệ, ngày càng có nhiều hãng có khả năng trang bị được máy móc để sản xuất ra các sản phẩm tương tự nhưng việc chủ động kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu cũng như liên tục cải tiến, sáng tạo ra các mẫu mã mới, hiệu ứng mới cho sản phẩm là những yếu tố tạo nên sự vượt trội của NEOLITH so với các sản phẩm khác tương tự.

 

3. So sánh ưu nhược điểm và ứng dụng của đá nhân tạo


Phân biệt giữa các loại đá nhân tạo:
Trong rất nhiều trường hợp các loại đá nhân tạo có thể có hình thức bên ngoài rất giống nhau làm người sử dụng rất khó để phân biệt nếu không có chuyên môn về vật liệu hoặc chưa có trải nghiệm sử dụng. Có 3 loại thường dễ nhầm lẫn: Quartz, đá marble nhân tạo, Solid Surface.

bề mặt đá nhân tạoBề mặt đá nhân tạo

Nếu chỉ dựa vào hình ảnh thì rất khó để có thể xác định được vật liệu thuộc loại gì nếu nó không thể hiện những đặc trưng. Trong những trường hợp như vậy để phân biệt cần có mẫu thật để kiểm tra các tính chất của chúng.

Dựa vào các tính chất đặc trưng của từng vật liệu để phân biệt:

Độ bền:
Có thể lấy các loại vật liệu cứng khác như đá granite để gõ vào cạnh mẫu đá
Đá Quartz sẽ khó bị sứt mẻ cạnh, trong khi 2 loại còn lại dễ bị hơn

Độ hút nước:
Để mẫu khô hoàn toàn và đổ vài giọt nước vào mặt sau của đá
Quartz và Solid Surface (loại tốt) sẽ thấm rất ít trong khi marble nhân tạo có thể thấy thấm nước nhanh và rõ ràng

Độ cứng bề mặt:
Thử vạch bề mặt mẫu đá bằng 1 mẩu đá granite nhọn hoặc bằng mũi dao nhọn
Đá Quartz hầu như không để lại vết xước hoặc chỉ rất nhẹ nếu tì mạnh tay, còn đối với 2 loại đá còn lại rất dễ xước

Khối lượng:
So sánh hoặc cân với các loại đá khác như granite hay marble tự nhiên có cùng kích thước, độ dày
Đá Quartz và marble nhân tạo có cùng cân nặng hoặc sai khác không đáng kể, trong khi Solid Surface lại cho thấy nhẹ hơn đáng kể

Khả năng thấm, ố:
Nhỏ mấy giọt rượu vang hoặc café lên bề mặt mẫu đá để trong khoảng 15 – 30 rồi lau sạch và quan sát
Đối với Solid Surface hầu như không để lại đấu vết, trong khi đá Quartz có thể để lại vết nước mờ, còn đá marble nhân tạo có thể để lại rõ vết thấm

Độ sáng bề mặt:
Nhìn nghiêng ngược sáng và gần bề mặt mẫu đá để nhìn được rõ nhất bề mặt đá
Với đá Quartz có thể nhìn thấy khá rõ dường như có các khe giữa các hạt đá dù là rất mịn, còn đối với đá marble nhân tạo và nhất là đối với Solid Surface không thể nhìn thấy điều đó, nó dường như là 1 mặt nhẵn lì, không thấy nổi hạt

Ứng dụng của các loại đá:
Xét ở góc độ chi phí thì có thể xếp các loại đá theo thứ tự từ thấp đến cao như sau (hoa văn màu sắc ở mức tương đồng):

  •  Đá marble nhân tạo
  •  Đá Quartz
  •  Solid Surface (loại Modified có giá thành rẻ hơn Quartz)
  •  Sintered Stone


Đá nhân tạo ốp tường Đá nhân tạo ốp tường

Do độ cứng, độ bền tốt nên đá Quartz và Sintered Stone thường được dùng làm mặt bàn có tính chất chịu lực, chịu mài mòn va đập cũng như an toàn khi tiếp xúc thực phẩm. Tuy nhiên giá thành thường cao

Solid Surface phù hợp với những bề mặt cần có độ cong phức tạp hoặc cần không thấy mối nối khi kích thước lớn cần ghép từ nhiều tấm.

da nhan tao mong nhe de thi congĐá nhân tạo mỏng nhẹ dễ thi công


Với sự linh hoạt về độ dày cũng như độ bền cao, Sintered Stone còn phù hợp với hầu hết các ứng dụng ốp lát nội, ngoại thất. Tuy nhiên nhược điểm là đối với độ dày mỏng thì khó tạo hình cạnh cũng như đối với 1 số loại vật liệu vân trên bề mặt thì ở cạnh sẽ không thấy vân giống như mặt.
Những hạng mục sử dụng vật liệu không phù hợp hoặc cần có khuyến cáo về cách sử dụng:

Bàn bếp sử dụng đá nhân tạoBàn bếp dùng đá nhân tạo

Bàn bếp sử dụng đá marble nhân tạo:

- Dễ bị thấm ố do các vết dầu mỡ hoặc axit tự nhiên từ hoa quả nếu không được lau chùi ngay sau khi sử dụng
- Dễ bị nứt hoặc vỡ do tiếp xúc với nhiệt hoặc chế biến đồ ăn trên bề mặt
Lau chùi bằng các hóa chất có tính tẩy rửa ở mức trung bình trở lên
- Ốp lát đá Quartz hoặc marble nhân tạo ngoài trời (Solid Surface có thể sử dụng trong 1 số trường hợp cụ thể và với sản phẩm đảm bảo):
Đá dễ cong vênh và hư hỏng sau 1 thời gian do lão hóa của keo trước thời tiết và tia UV

 

4. Các khái niệm chung về sự hình thành đá tự nhiên


Khoáng vật sét:
Nguồn gốc hình thành: là các khoáng vật được hình thành từ quá trình phong hóa tại chỗ các khoáng vật silicat (lớp khoáng vật tạo đá, chiếm 90% vỏ trái đất) và nhôm silicat của đá macma và đá biến chất hoặc từ các sản phẩm phong hóa trôi dạt đến các khu vực lắng đọng để tạo thành trầm tích
Thành phần hóa học và cấu tạo: chủ yếu bao gồm SiO2, Al2O3, H2O và một số oxit của kim loại, kích thước hạt cỡ vài µm. Khoáng sét có các cấu trúc tinh thể kết tinh dạng phiến.

SiO2:
Là thành phần quan trọng, quyết định đến tính chất sản phẩm nhất là cường độ và khả năng chống co của đất sét trong quá trình phơi, sấy, nung.
Khi hàm lượng này quá nhiều thì đất sét sẽ trở nên kém dẻo, còn khi quá ít thì cường độ sản phẩm thấp

Al2O3:
Cũng là thành phần quan trọng, quyết định tính dẻo và khả năng chịu lửa của đất sét.
Khi hàm lượng này nhiều thì đất sẽ quá dẻo, sản phẩm dễ bị biến dạng. Còn khi quá ít thì đất kém dẻo, khó tạo hình sản phẩm.

Fe2O3:
Là thành phần thứ yếu trong đất sét, có tác dụng hạ nhiệt độ nung. Khi hàm lượng này nhiều thì nhiệt độ nung thấp (dễ làm, kinh tế hơn), nhưng chất lượng sản phẩm không cao
Đất sét (hay còn gọi là sét): được tạo thành từ khoáng vật sét, là một nhóm các khoáng vật silicat (loại xếp lớp) nhôm ngậm nước, thường có đường kính hạt < 2 µm (micromet).
Nguồn gốc hình thành: đất sét nói chung được tạo ra do sự phong hóa hóa học của các loại đá chứa silicat dưới sự tác động của axit cacbonic (H2CO3) hoặc do hoạt động thủy nhiệt (là sự luân chuyển các nguồn nước nóng dưới đáy biển hoặc trong lớp vỏ trái đất, do hoạt động núi lửa gây ra)
Thành phần hóa học và cấu tạo: là các Alumino Silicate ngậm nước, công thức mAl2O3.nSiO2.pH2O, ngoài ra nó còn chứa các tạp chất vô cơ và hữu cơ khác: hợp chất cacbonat (CaCO3, MgCO3), hợp chất sắt Fe(OH)3, FeS2, tạp chất hữu cơ dạng than bùn, bitum

Phân loại: được chia thành 3 nhóm chính (có tài liệu chia 4):
Kaolinit.
Montmorillonit

Đất sét chỉ chứa khoáng caolinit (cao lanh) gọi là đất cao lanh (màu trắng).s

Màu của đất sét có thể từ trắng, nâu, xanh, xám đến màu đen. Màu của đất sét do các hợp chất quyết định, khi nung các tạp chất hữu cơ cháy hết, do đó màu sắc của sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào tạp chất sắt, tùy vào lượng oxit sắt mà sản phẩm có thể có các màu như bảng bên dưới:
Màu sắc sản phẩm đất sét nung theo hàm lượng oxit sắt (Fe2O3)

Hàm lượng Fe2O3

0.8

1.3

2.7

4.2

5.5

8.5

10

Màu sắc của sản phẩm

trắng

trắng đục

vàng nhạt

vàng

hồng nhạt

hồng

nâu hồng


Gốm:
Là sản phẩm của hỗn hợp đất sét, được tạo hình thành dạng mong muốn rồi nung trong lò ở nhiệt độ cao

Men gốm:
Là lớp thủy tinh có chiều dày từ 0.15-0.4 mm phủ lên bề mặt xương gốm
Lớp thủy tinh này được hình thành trong quá trình nung và làm cho bề mặt sản phẩm trở nên đặc chắc và nhẵn bóng.

Sứ:
Là sản phẩm vật liệu gốm được nung nóng (thường là đất sét dạng cao lanh) trong lò với nhiệt độ lên đến 1200 – 1400oC
Có các đặc tính: độ hút nước thấp, cứng, giòn, kháng hóa học cao và chịu được sốc nhiệt
Thường được sử dụng làm thiết bị vệ sinh, cốc chén, bát, các sản phẩm mỹ nghệ
(Nguồn bài viết được lấy từ Stonex)

>>>Xem thêm xưởng thi công đá tự nhiên cao cấp đẹp nhất 2021

Call Now